Trang chủ  Công bố thông tin  Tin tức sự kiện  Thông tin phòng chống lụt bão
Diễn biến tình hình mưa lũ tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Tình hình cập nhật lúc cập nhật lúc 14 giờ 00 ngày 05/11/2017)
Cập nhật:05/11/2017 8:25:50 SA
Do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh kết hợp với hoàn lưu của cơn bão số 12 và nhiễu động trong đới gió đông trên cao hoạt động mạnh nên từ 19 giờ 03/11 đến 13 giờ ngày 05/11 tỉnh Thừa Thiên Huế đã có mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 300 – 800mm, xuất hiện một đợt lũ lớn trên các sông.
Khu đô thị An cựu City ngập nước
Khu đô thị An cựu City ngập nước

Hiện nay, mực nước các sông đang tiếp tục lên trên báo động III. Trên đất liền có gió mạnh cấp 5, cấp 6, giật cấp 7.

Đặc biệt, trong thời gian từ 16 giờ ngày 04/11 đến 13 giờ ngày 05/11 đã có mưa lớn dồn dập với tổng lượng mưa trong 21 tiếng từ  200-600mm, trong đó các trạm mưa rất lớn như: Khe Tre: 536mm, Bạch Mã: 1142mm, Tà Lương: 554mm, A Lưới 665mm. Hiện nay vẫn tiếp tục mưa to đến rất to, nhất là lưu vực hồ Tả Trạch, A Lưới, Hương Điền và Bình Điền.

Mực nước trên sông Hương, tại Kim Long: + 3,88 m, trên báo động III là 0,38m, trên sông Bồ, tại Phú Ốc: +5,03 m, trên báo động III là 0,53m (xấp xỉ lũ lịch sử năm 1999 là 5,18m).

Hiện nay 100% công trình hồ chứa nước thủy lợi đều đảm bảo an toàn. Do lưu lượng về hồ rất lớn nên các hồ đang vận hành điều tiết theo lệnh vận hành của Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

Để đối phó với diễn biến phức tạp của mưa lũ, Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo trực tiếp và thành lập các đoàn về địa phương kiểm tra, đôn đốc công tác ứng phó với lũ lớn. Chỉ đạo các địa phương, các sở, ban, ngành liên quan triển khai các phương án chủ động ứng phó theo nhiệm vụ đã được phân công. Triển khai phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, vùng gò đồi, vùng ven sông suối, ven biển, vùng thấp trũng đến nơi an toàn. Triển khai kiểm tra, rà soát, cảnh báo các lều trại, khu vực nuôi trồng thủy sản trên đầm phá; đảm bảo an toàn giao thông, bảo đảm an toàn lưới điện, thông tin liên lạc; dự trữ lương thực, thực phẩm, mì ăn liền và các nhu yếu phẩm khác để ứng phó với lũ lớn.

Theo thống kê sơ bộ,  thị xã Hương Trà:294 hộ/1000 khẩu bị nước vào nhà độ sâu ngập từ 0,2-0,5m. Tại huyện Quảng Điền: có khoảng 639 nhà bị ngập sâu từ 0,3 – 0,8m. Tại huyện Phú Lộc có khoảng 6.637 căn nhà bị ngập nước sâu khoảng từ 60cm đến 80cm (Lộc Bổn 3.028; Lộc An: 800; Lộc Tiến: 559; Lộc Trì: 1.700; Lộc Thủy: 550). Tại huyện Phú Vang: 140 nhà bị ngập từ 0,1 đến 0,3 mét.

Tại thành phố Huế, hơn 80% tuyến đường đã bị ngập với chiều sâu trung bình từ 0,2-0,4m. Trong đó các tuyến đường Hùng Vương, Bến Nghé, Đống Đa ngập sâu từ 0,4-0,6m gây ách tắc giao thông.

Tại huyện Phong Điền, thị xã Hương Thủy, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc, huyện A Lưới: nhiều tuyến đường tỉnh lộ bị ngập sâu: gây ách tắc giao thông.

Tại huyện Nam Đông, do mưa lớn đã làm cho đèo La Hy thuộc xã Hương Phú bị sạt lở nhiều đoạn. Tại huyện A lưới 06 điểm sạt lở trên tuyến QL 49 và các tuyến đường liên thôn, cầu Chai 1, 2 thuộc xã Đông Sơn tiếp tục bị sạt mái taluy và sạt mố cầu.

Mưa lũ còn làm cho nhiều cây lâm nghiệp bị đổ gãy, ngập úng khoảng 100 ha hoa màu vụ Đông, cuốn trôi lồng nuôi cá trên sông...

BCH PCTT và TKCN tỉnh
 Bản in]

Thư viện ảnh

Tổng cộng0    

Đơn vị dùng nước